Phương Pháp Học Tập

Các phương pháp học tập tại Trường Việt Anh được xây dựng dựa trên tiêu chí “lấy học sinh làm trung tâm” và được thiết kế phù hợp với từng cấp học.

Áp dụng phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”, chúng tôi lựa chọn 8 phương pháp học tập phù hợp cho bậc Mầm Non gồm có:

Tích hợp nội dung và ngôn ngữ (Content & Language Integrated learning)

  • Ngoại trừ tiếng Việt, toàn bộ các môn học và giờ sinh hoạt của HS preschool được thực hiện bằng tiếng Anh.
  • Việc áp dụng phương pháp này giúp cho HS tiếp thu và sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ, chứ không phải một ngoại ngữ.

Tư duy phản biện (Critical Thinking)

  • Tư duy phản biện ở bậc Mầm Non được rèn luyện thông qua hệ thống câu hỏi khảo sát trạng thái hiện tại và trạng thái lý tưởng, giúp kích thích tư duy của học sinh trong mọi tình huống.

Tích hợp liên môn (Thematic based learning)

  • Đây là sự liên kết chủ đề giữa các môn học. Trong quá trình học tập, học sinh học một chủ đề từ nhiều môn học khác nhau trong cùng thời điểm. Điều này giúp học sinh có được cái nhìn toàn cảnh đối với mọi việc.

Nhiều lứa tuổi (Multi-age)

  • Trong thực tế, khi chúng ta đi làm thì không có ai chỉ trao đổi, làm việc hoặc hợp tác chỉ với toàn những người cùng độ tuổi với mình, và chắc chắn rằng, sự nghiệp của chúng ta không phát triển tùy theo độ tuổi mà hoàn toàn theo năng lực và thái độ làm việc.
  • Vì vậy, chúng tôi để các học sinh lệch tuổi học cùng nhau, phương pháp này giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong môi trường thực tế của xã hội.

Kỷ luật tích cực (Positive discipline)

  • Kể từ ba tuổi, học sinh đã có thể hiểu được hệ quả đa số các hành vi của mình. Vì vậy, chúng tôi hướng dẫn học sinh cách cân nhắc và hành động sau khi xem xét hệ quả.
  • Phương pháp này giúp học sinh sống chủ động, biết lựa chọn đúng sai mà không cần phải phụ thuộc và các tác động bên ngoài như thưởng, phạt

Tự chọn (Student choice)

  • Các lớp học của Việt Anh đều được thiết kế với rất nhiều các góc học tập khác nhau như góc mỹ thuật, vận động, khoa học, gia đình, âm nhạc. Cùng với đó là những tiết học “Student choice”. Học sinh tự chọn hoạt động và các “cộng sự” mình muốn để “chơi” cùng
  • Nhưng đừng nghĩ rằng trong lúc vui chơi, HS của chúng tôi không học, thực chất là các bé đang học chăm chỉ và hăng say hơn bao giờ hết.
  • Học sinh học cách sử dụng tư duy để đưa ra quyết định mình muốn vui chơi ở góc nào, sẽ tận dụng những tài nguyên trong góc này để tổ chức những hoạt động gì, học cách chia sẻ với các bạn, cách trao đổi và cùng chơi cũng như giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình chơi.

Plan – Do – Review

  • Plan - Do - Review có nghĩa là lên kế hoạch, thực hiện và chiêm nghiệm lại, đây là một quá trình học tập mà được tổ chức và lập lại hàng ngày cho học sinh Preschool (mầm non) của Việt Anh.
  • Mục đích của quy trình PDR là để rèn luyện tư duy và thói quen làm việc với mục đích và kế hoạch rõ ràng, luôn chiêm nghiệm lại kế hoạch và quá trình thực hiện của mình để từ đó tự rút ra những bài học cho bản than, qua đó, tiến bộ không ngừng.

Đánh giá theo COR advantage

  • COR Advantage là công cụ theo dõi và đánh giá học sinh trên 9 phương diện phát triển: cách tiếp cận học tập, kỹ năng cảm xúc và xã hội, thể chất, ngôn ngữ, toán, nghệ thuật, khoa học và công nghệ, kiến thức xã hội và tiếng Anh.
  • Giáo viên thực hiện việc đánh giá qua quan sát và ghi chú lại các hoạt động của học sinh hàng ngày liên quan đến 9 yếu tố trên và từ đó đánh giá sự phát triển và tiến bộ của mỗi học sinh so với chính bản thân mình, qua từng thời điểm.

van-hoa-doc-sach-cua-tieu-hoc-viet-anh

Áp dụng phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”, chúng tôi lựa chọn các phương pháp học tập phù hợp cho bậc Tiểu học gồm có:

Tích hợp nội dung và ngôn ngữ (Content & Language Integrated learning)

  • Việc áp dụng phương pháp này giúp cho học sinh tiếp thu và sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ, chứ không phải một ngoại ngữ.
  • Ở bậc Tiểu Học, trường Việt Anh áp dụng phương pháp này cho hai môn Math và Science, theo đúng chương trình chuẩn của Anh Quốc.

Tư duy phản biện (Critical Thinking)

  • Tư duy phản biện là 1 kỹ năng rất quan trọng mà tất cả chúng ta đều cần có. Học sinh Việt Anh được rèn luyện tư duy phản biện từ ngày đầu tiên đến trường.
  • Thật ra, tất cả chúng ta đều có khả năng tư duy phản biện, nhưng việc ý thức được và sử dụng nó đối với mọi hoàn cảnh thì thường chưa thực hiện tốt, vì vậy, giáo dục tư duy phản biện được chèn vào tất cả các hoạt động trên lớp của học sinh Việt Anh.

Tích hợp liên môn (Thematic based learning)

  • Đây là sự liên kết chủ đề giữa các môn học. Trong quá trình học tập, học sinh học một chủ đề từ nhiều môn học khác nhau trong cùng thời điểm. Điều này giúp học sinh có được cái nhìn toàn cảnh đối với mọi việc.

Học theo dự án (Project - based learning)

  • Học sinh học kiến thức qua việc thực hành làm một sản phẩm hoặc giải quyết một vấn đề thực tiễn. Phương pháp này giúp học sinh kết nối được kiến thức mình học với thực tế.
  • Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh còn học được những kỹ năng quản lý quan trọng khác như lên kế hoạch, trình bày ý tưởng, chiêm nghiệm, quản lý thời gian.

Nhiều trình độ (Multi-level)

  • Để đảm bảo mỗi học sinh được hưởng lợi cho việc học tập của mình, chúng tôi áp dụng việc dạy học nhiều trình độ trong cùng một lớp học.
  • Các giáo án dạy nhiều trình độ được triển khai tương đối rộng khắp cho mọi môn học, với 3 loại hình chính gồm có
    • Likeability
    • Crossability
    • Same/Different 

Kỷ luật tích cực (Positive discipline)

  • Kể từ ba tuổi, học sinh đã có thể hiểu được hệ quả đa số các hành vi của mình.
  • Vì vậy, chúng tôi hướng dẫn học sinh cách cân nhắc và hành động sau khi xem xét hệ quả.
  • Phương pháp này giúp học sinh sống chủ động, biết lựa chọn đúng sai mà không cần phải phụ thuộc và các tác động bên ngoài như thưởng, phạt.
  • Kỷ luật tích cực được triển khai qua nhiều chương trình thiết lập văn hoá của trường như
    • 5 giá trị cốt lõi của học sinh Việt Anh
    • Nhà lãnh đạo trong tôi
    • Tỉnh thức học đường

 

Áp dụng phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”, chúng tôi lựa chọn 6 phương pháp học tập phù hợp cho bậc Trung học cơ sở gồm có:

Tư duy phản biện (Critical Thinking)

  • Tư duy phản biện là 1 kỹ năng rất quan trọng mà tất cả chúng ta đều cần có. Học sinh Việt Anh được rèn luyện tư duy phản biện từ ngày đầu tiên đến trường.
  • Thật ra, tất cả chúng ta đều có khả năng tư duy phản biện, nhưng việc ý thức được và sử dụng nó đối với mọi hoàn cảnh thì thường chưa thực hiện tốt, vì vậy, giáo dục tư duy phản biện được chèn vào tất cả các hoạt động trên lớp của học sinh Việt Anh.

Nhiều trình độ (Multi-level)

  • Để đảm bảo mỗi học sinh được hưởng lợi cho việc học tập của mình, chúng tôi áp dụng việc dạy học nhiều trình độ trong cùng một lớp học.
  • Các giáo án dạy nhiều trình độ được triển khai tương đối rộng khắp cho mọi môn học, với 3 loại hình chính gồm có
    • Likeability
    • Crossability
    • Same/Different 

Lớp học đảo ngược (Flipped classroom)

  • Là việc đảo ngược quy trình học tập thông thường, tức là giáo viên sẽ cung cấp các câu hỏi/chủ đề cần tìm hiểu và hỗ trợ các tài nguyên.
  • Học sinh chủ động trong việc tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức. Phần tương tác giữa giáo viên và học sinh chủ yếu dành cho thảo luận và đặt câu hỏi.
  • Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện sự tự tin, chủ động trong học tập, và mở rộng được phạm vi tra cứu, tiếp cận kiến thức của mình.

Học theo dự án (Project - based learning)

  • Học sinh học kiến thức qua việc thực hành làm một sản phẩm hoặc giải quyết một vấn đề thực tiễn.
  • Phương pháp này giúp học sinh kết nối được kiến thức mình học với thực tế.
  • Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh còn học được những kỹ năng quản lý quan trọng khác như lên kế hoạch, trình bày ý tưởng, chiêm nghiệm, quản lý thời gian.

Kỷ luật tích cực (Positive discipline)

  • Kể từ ba tuổi, học sinh đã có thể hiểu được hệ quả đa số các hành vi của mình.
  • Vì vậy, chúng tôi hướng dẫn học sinh cách cân nhắc và hành động sau khi xem xét hệ quả.
  • Phương pháp này giúp học sinh sống chủ động, biết lựa chọn đúng sai mà không cần phải phụ thuộc và các tác động bên ngoài như thưởng, phạt
  • Kỷ luật tích cực được triển khai qua nhiều chương trình thiết lập văn hoá của trường như 5 giá trị cốt lõi của học sinh Việt Anh; Nhà lãnh đạo trong tôi; Tỉnh thức học đường

Môi trường học tập

  • Từ lâu, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động rất lớn của môi trường đối với học sinh, vì vậy, trường Việt Anh thiết kế môi trường học tập hướng tới sự an toàn, thân thiện, tiện nghi cho các hoạt động học tập và khuyến khích hành vi tích cực.
  • Cụ thể là những khu vực tập trung (Focus areas) cho từng hoạt động, môn học; chỗ ngồi linh hoạt (flexible seating); 5 giá trị và 7 thói quen.
  • Tất cả những nội dung thể hiện trong môi trường của trường Việt Anh đều hết sức đặc biệt, truyền cảm hứng, và được trang trí, thực hiện hoàn toàn bởi chính tay học sinh.

 

Áp dụng phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”, chúng tôi lựa chọn 6 phương pháp học tập phù hợp cho bậc Trung học phổ thông gồm có:

Tư duy phản biện (Critical Thinking)

  • Tư duy phản biện là 1 kỹ năng rất quan trọng mà tất cả chúng ta đều cần có. Học sinh Việt Anh được rèn luyện tư duy phản biện từ ngày đầu tiên đến trường.
  • Thật ra, tất cả chúng ta đều có khả năng tư duy phản biện, nhưng việc ý thức được và sử dụng nó đối với mọi hoàn cảnh thì thường chưa thực hiện tốt, vì vậy, giáo dục tư duy phản biện được chèn vào tất cả các hoạt động trên lớp của học sinh Việt Anh.

Nhiều trình độ (Multi-level)

  • Để đảm bảo mỗi học sinh được hưởng lợi cho việc học tập của mình, chúng tôi áp dụng việc dạy học nhiều trình độ trong cùng một lớp học.
  • Các giáo án dạy nhiều trình độ được triển khai tương đối rộng khắp cho mọi môn học, với 3 loại hình chính gồm có
    • Likeability
    • Crossability
    • Same/Different 

Lớp học đảo ngược (Flipped classroom)

  • Là việc đảo ngược quy trình học tập thông thường, tức là giáo viên sẽ cung cấp các câu hỏi/chủ đề cần tìm hiểu và hỗ trợ các tài nguyên.
  • Học sinh chủ động trong việc tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức.
  • Phần tương tác giữa giáo viên và học sinh chủ yếu dành cho thảo luận và đặt câu hỏi.
  • Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện sự tự tin, chủ động trong học tập, và mở rộng được phạm vi tra cứu, tiếp cận kiến thức của mình

Học theo dự án (Project based learning)

  • Học sinh học kiến thức qua việc thực hành làm một sản phẩm hoặc giải quyết một vấn đề thực tiễn.
  • Phương pháp này giúp học sinh kết nối được kiến thức mình học với thực tế.
  • Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh còn học được những kỹ năng quản lý quan trọng khác như lên kế hoạch, trình bày ý tưởng, chiêm nghiệm, quản lý thời gian

Kỷ luật tích cực (Positive dicipline)

  • Kể từ ba tuổi, học sinh đã có thể hiểu được hệ quả đa số các hành vi của mình. Vì vậy, chúng tôi hướng dẫn học sinh cách cân nhắc và hành động sau khi xem xét hệ quả.
  • Phương pháp này giúp học sinh sống chủ động, biết lựa chọn đúng sai mà không cần phải phụ thuộc và các tác động bên ngoài như thưởng, phạt .
  • Kỷ luật tích cực được triển khai qua nhiều chương trình thiết lập văn hoá của trường như 5 giá trị cốt lõi của học sinh Việt Anh; Nhà lãnh đạo trong tôi; Tỉnh thức học đường

Môi trường học tập

  • Từ lâu, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động rất lớn của môi trường đối với học sinh, vì vậy, trường Việt Anh thiết kế môi trường học tập hướng tới sự an toàn, thân thiện, tiện nghi cho các hoạt động học tập và khuyến khích hành vi tích cực.
  • Cụ thể là những khu vực tập trung (Focus areas) cho từng hoạt động, môn học; chỗ ngồi linh hoạt (flexible seating); 5 giá trị và 7 thói quen. Tất cả những nội dung thể hiện trong môi trường của trường Việt Anh đều hết sức đặc biệt, truyền cảm hứng, và được trang trí, thực hiện hoàn toàn bởi chính tay học sinh
DMCA.com Protection Status