CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC TỪ NHỮNG CÂU HỎI NHIỀU HƠN TỪ NHỮNG CÂU TRẢ LỜI – Finding better solutions

CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC TỪ NHỮNG CÂU HỎI NHIỀU HƠN TỪ NHỮNG CÂU TRẢ LỜI – Finding better solutions

Đọc sách cùng nhau

Trong một lớp học thụ động, dòng chảy thông tin chỉ theo một chiều từ thầy đến trò. Thầy giáo là người đưa ra quyết định lớp sẽ học như thế nào, nội dung kiến thức ra sao và là người nắm uy quyền trong lớp. Trong khi đó, cách học chủ động cho phép thông tin chảy theo hai chiều: từ giáo viên đến học sinh và ngược lại.

Học dựa trên sự tìm tòi khám phá cần có hai yếu tố chính: yếu tố kiến lập, trong đó học sinh tự hình thành nhận thức về một vấn đề nhất định và yếu tố tương tác, trao đổi giữa các học sinh trong lớp với nhau. 

Bằng cách đưa ra những bộ câu hỏi kích thích tư duy phản biện, giáo viên dẫn dắt học trò từ sự “Khám phá”, cho đến “Hình thành khái niệm” và cuối cùng là “Áp dụng” – ba bước tạo nên chu kỳ học tập hiệu quả. Thực tế giảng dạy đã cho thấy, không phải những câu trả lời hay các thuật ngữ, khái niệm, chính những câu hỏi này mới là điều khai mở khả năng tư duy và tiếp thu của học trò.

Học thụ động, cả thầy và trò cùng vui?

Nhiều kết quả điều tra cho thấy với cách học thụ động – thầy nói, trò nghe, mức độ hài lòng của cả học sinh và giáo viên đều cao hơn khi học chủ động. Lý giải điều này, Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot cho biết, cách học thụ động thường tạo cho thầy và trò cảm giác thoải mái hơn, bởi họ được phép “lười biếng” trong vùng an toàn của mình.

Thông thường, thầy giáo dành phần lớn thời gian đứng trên bục giảng, truyền đạt cho học sinh những nội dung kiến thức đã được đóng khung sẵn sau đó giao bài tập cho các em làm. Trong khi đó, học trò chỉ cần cắm cúi ghi chép và học thuộc lòng các lý thuyết, công thức, ít khi cần thực sự động não. Với cách học chủ động, người dạy cần sáng tạo và đầu tư nhiều hơn vào thiết kế các hoạt động trên lớp, còn người học buộc phải tư duy và tham gia năng nổ hơn vào bài. Cách học này đem lại nhiều thách thức, đòi hỏi học sinh phải vận động trí não nhiều hơn và có thể khiến họ lầm tưởng rằng khả năng học tập của mình đang kém dần đi.

tu-duy-phan-bien
tu-duy-phan-bien

Vai trò của người thầy trong lớp học chủ động

Trên thực tế, với phương pháp học dựa vào tìm tòi khám phá, công việc của giáo viên như những tảng băng chìm. Để tổ chức lớp học một cách hiệu quả, thầy cô phải chuẩn bị học liệu và thiết kế các hoạt động, bài tập sao cho kích thích tư duy và xây dựng kỹ năng một cách có định hướng cho học sinh. Khi đến lớp, thầy cô chỉ đóng vai trò như những người điều phối, giữ nhịp độ và trật tự của lớp học cũng như đảm bảo học sinh không đi chệch hướng khỏi mục tiêu học tập ban đầu. Dù giáo viên không còn nắm quyền kiểm soát trên lớp và nhường cho các em học sinh lên tiếng, họ vẫn là xương sống không thể thiếu của lớp học.

MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI
MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI

Để đảm bảo đầu ra cho học sinh vượt qua các bài thi chuẩn hóa của Bộ Giáo dục, vẫn cần có những tiết học theo phương pháp truyền thống, tuy nhiên các thầy cô hoàn toàn có thể tích hợp các buổi học khám phá đan xen những tiết học theo chương trình.

Đánh Giá Bài Viết
DMCA.com Protection Status